Nội dung của bản vẽ chi tiết

Nội dung của bản vẽ chi tiết nhận được quan tâm lớn trong quá trình sản xuất. Nó được hình thành trong giai đoạn thiết kế và triển khai thi công. Bản vẽ chi tiết giúp thi công chính xác các chi tiết nhỏ một cách chính xác nhất. Chúng giúp cho tổng thể hoàn thiện một cách hoàn hảo hơn! Huyhieulee.com sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về chúng.

1. Nội dung của bản vẽ chi tiết là gì?

a. Bản vẽ chi tiết là gì?

– Trước tiên nó là một loại bản vẽ trong các ngành kỹ thuật chế tạo và sản xuất. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì cần hiểu thế nào là bản vẽ kỹ thuật trước nhé

–  Bản vẽ chi tiết được hình thành trong quá trình triển khai thiết kế. Nhằm mục đích phục vụ trong giai đoạn thi công.

b. Vậy nội dung của bản vẽ chi tiết là gì?

Vấn đề được quan tâm là bản vẽ chi tiết bao gồm những gì. Độ chi tiết của từng loại bản vẽ phụ thuộc vào kết cấu của chi tiết đó trong thiết kế. Với cấu kiện khó thì việc triển khai nội dung của bản vẽ chi tiết đó càng quan trọng. Chúng sẽ được mô tả một cách kỹ lưỡng nhất có thể. Và ngược lại, với các cấu kiện có các chi tiết giản đơn thì nội dung trong bản vẽ được thể hiện ít hơn nhưng vẫn đảm bảo là người đọc bản vẽ có thể hiểu đúng về chúng.

Nội dung của bản vẽ chi tiết được sử dụng bởi người thiết kế là các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà sản xuất hay các chuyên gia liên quan trong quá trình thiết kế và thi công chế tạo, lắp ráp… Nó là phương tiện để trao đổi trong quá trình làm việc. Giúp cho mọi người hiểu rõ nhất về cấu trúc, kích cỡ, các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Từ đó đảm bảo việc sản xuất một cách chính xác và hiệu quả.

c. Nội dung của bản vẽ chi tiết bao gồm những gì?

Nội dung bản vẽ chi tiết là nội dung của một bản vẽ kỹ thuật. Do đó, nó có đầy đủ thông tin của một bản vẽ kỹ thuật bao gồm:

– Các thông tin chi tiết về nội dung bản vẽ: Tên bản vẽ, ngày làm ra bản vẽ, tỷ lệ bản vẽ khi xuất bản hay thông tin về chủ đầu tư, công ty hay người thiết ké

–  Phần thông tin chính: Là phần nội dung của bản vẽ. Chúng được mô tả bằng hình ảnh, kí hiệu, kích thước và ghi chú trong bản vẽ giúp cho người đọc hiểu được người thiết kế muốn gì khi thi công.

Trong đó: – Các hình ảnh, thông tin trong bản vẽ được sắp xếp rõ ràng, trình bày dễ hiểu.

– Các chi tiết kỹ thuật cụ thể về bộ phận hay sản phẩm cần sản xuất được vẽ rõ ràng mạch lạc

– Các kí hiệu, kí tự được sử dụng để biểu đạt rõ thông tin về chất liệu

– Các thông số biểu đạt kích thước, khoảng cách hay các thông số liên quan khác.

– Ngoài các thông số về chất liệu, việc xử lí bề mặt, độ bền hay các yêu cầu khác đều được quan tâm

Ngoài ra, các ghi chú để  giải thích hay cung cấp thêm thông tin trong nội dung bản vẽ chi tiết cũng rất quan trọng. Giúp cho người đọc hiểu đúng một cách dễ dàng nhất.

2. Cách đọc nội dung của bản vẽ chi tiết

Đọc bản vẽ kỹ thuật là một yêu cầu quan trọng đối với nhân viên kỹ thuật. Nó đòi hỏi người đọc phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ các nội dung của bản vẽ.

– Hiểu rõ tên gọi, công dụng của các bộ phận, chất liệu và tính chất của vật liệu làm nên chi tiết, số lượng và khối lượng của chi tiết.

– Từ các hình biểu diễn có thể hình dung được hình dạng và các bộ phận của chi tiết.

– Hiểu rõ ý nghĩa của các số đo và kích thước đo, các ký hiệu độ nhám bề mặt và phương pháp gia công, các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp đảm bảo các yêu cầu này.

– Hiểu rõ được nội dung các ký hiệu, các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ.

Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào?

Có 5 bước để đọc nội dung bản vẽ chi tiết bao gồm :

Bước 1 : Đọc nội dung ghi trong khung tên (tên sản phẩm, chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu bản vẽ, vật liệu…).

Bước 2 : Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt).

Bước 3 : Đọc kích thước (kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết).

Bước 4 : Đọc yêu cầu kỹ thuật khác (chỉ dẫn về chất liệu, gia công và xử lý bề mặt).

Bước 5 : Đọc ghi chú (mô tả hình dáng, cấu tạo của chi tiết và công dụng của chi tiết đó.

3. Nội dung của bản vẽ chi tiết là quan trọng và cần được rõ ràng, mạch lạc nhất

Nội dung của bản vẽ chi tiết cần đảm bảo thật chi tiết và rõ ràng nhất. Chúng đảm bảo mọi thông tin truyền đạt trong bản vẽ một cách chính xác và không gây hiểu lầm. Việc sử dụng hình vẽ, kí hiệu, các thông só kỹ thuật chi tiết giúp tránh được mọi sai xót trong quá trình thi công, sản xuất và lắp ráp. Tiết kiệm thời gian, công sức của người lao động.

Để đảm bảo việc đọc hiểu một cách chính xác thì cả người thiết kế hay người đọc bản vẽ khi thi công cần tuân thủ mọi quy định chung hay quy chuẩn trong sản xuất. Điều này chúng được thể hiện bằng các quy định về bố cục bản vẽ hay quy định chung về đường nét, kí hiệu chung…

Đối với người mới học vẽ AutoCAD thì đó là một quá trình học hỏi cần thời gian để áp dụng một cách chính xác nhát.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN